Nguyễn Khánh Trung

23/04/2021

Khái niệm về tài sản thương hiệu xuất hiện vào những năm 1980 và không ngừng nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp và nhà nghiên cứu. Tùy vào từng mục đích cụ thể mà tài sản thương hiệu được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tài sản thương hiệu thường được tiếp cận ở hai góc độ là tài chính và khách hàng.

Theo David Aaker thì tài sản thương hiệu là “một tập hợp các tài sản và nợ phải trả liên quan đến một thương hiệu, tên và biểu tượng, làm tăng hay giảm giá trị được cung cấp bởi một sản phẩm hoặc một dịch vụ đối với một công ty và/hoặc khách hàng của công ty đó”. Vào năm 1991, David Aaker đưa ra mô hình tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng gồm 5 yếu tố: Nhận biết thương hiệu, lòng trung thành thương hiệu, chất lượng cảm nhận, liên tưởng thương hiệu và các giá trị tài sản khác.

Vậy tại sao tài sản thương hiệu lại được quan tâm tới như vậy? Một số lý do có thể kể tới chính là một doanh nghiệp có tài sản thương hiệu mạnh sẽ dẫn đến việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm chi phí.

Nếu một doanh nghiệp có tài sản thương hiệu mạnh, khách hàng sẽ chấp nhận mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp ấy với giá cao. Nếu khách hàng có trải nghiệm tốt với thương hiệu, họ sẽ thường xuyên mua sản phẩm hoặc dịch vụ hơn và sẽ giới thiệu thương hiệu cho những người mà họ quen biết. Khi có mức độ nhận biết lớn, doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí quảng cáo. Không những vậy, nó còn giúp doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn khi ra mắt sản phẩm mới. Ngoài ra, tài sản thương hiệu còn mang tới rất nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp.

Nhiều người đã tập trung trước Apple Store tại Singapore để chờ mua iPhone 11 vào năm 2019 (Ảnh: mustsharenews.com)

Nếu nói tới ví dụ về tài sản thương hiệu mạnh thì không thể không nhắc tới Apple. Apple được rất nhiều người biết đến và những sản phẩm của Apple rất được yêu thích. Người ta sẵn sàng xếp hàng chờ đến 24 tiếng tại những Apple Store để mua chiếc điện thoại iPhone mới nhất và chiếc điện thoại iPhone ấy được bán với giá cao.

Như vậy, tài sản thương hiệu rất quan trọng. Bạn còn chần chờ gì nữa mà không lên một kế hoạch xây dựng tài sản thương hiệu cho thương hiệu của doanh nghiệp bạn?


Chia sẻ nếu bạn thấy hay:

Bài viết cùng chủ đề

Kiến thức thương hiệu

Tông giọng thương hiệu là gì? 5 bước tạo tông giọng thương hiệu ấn tượng

Nguyễn Khánh Trung

02/11/202112 phút đọc

Kiến thức thương hiệu

Định vị thương hiệu? 9 phương pháp định vị thương hiệu cơ bản

Nguyễn Khánh Trung

02/11/202113 phút đọc

Kiến thức thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì? 5 bước để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Nguyễn Khánh Trung

02/11/202110 phút đọc

Khám phá toàn bộ nội dung

Cùng Brand Doctor khám phá kiến thức