Nguyễn Khánh Trung

02/11/2021

Doanh nghiệp cũng giống như một thực thể sống, để có thể nổi bật hơn phần còn lại của thương trường, chủ doanh nghiệp nhất định phải xây dựng được cho thương hiệu mình sự độc đáo, khác biệt hơn những thương hiệu khác.

Nhưng, sự khác biệt cũng phải thể hiện được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó.

Vì vậy, xây dựng thương hiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thế nếu chúng ta đã có thương hiệu và sự khác biệt của mình rồi, bước tiếp theo là gì?

Chúng ta phải để cho mọi người có thể nhận biết và ghi nhớ thương hiệu, bằng cách xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả. Chỉ có như vậy, sự phát triển của doanh nghiệp mới càng thêm vững chắc.

Thế thì, một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả, mang đậm bản sắc của doanh nghiệp là như thế nào?

Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu là thuật ngữ bao hàm tất cả các yếu tố mà khách hàng có thể trông thấy và gây liên tưởng đến thương hiệu mà đã được doanh nghiệp xây dựng. Nó là toàn bộ những cách thức và hình thức mà thương hiệu thể hiện tới khách hàng.

Hệ thống nhận diện thương hiệu chính là chìa khóa quyết định rằng thương hiệu doanh nghiệp có để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng.

Vì lẽ đó, việc xây dựng được hệ thống nhận diện đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến nhận thức thương hiệu hiện nay. Hãy làm cho thương hiệu của bạn nhất quán bằng cách cho nó một hệ nhận diện, để từ đó thương hiệu có thể phát ra tiếng nói, cảm xúc đến khách hàng mục tiêu, khiến họ có cảm giác gần gũi hơn với doanh nghiệp.

Khách hàng luôn có xu hướng tin tưởng vào những điều quen thuộc và những cảm xúc của họ. Khi doanh nghiệp xây dựng được hệ thống nhận diện thân thuộc với khách hàng, họ sẽ đặt bạn ở vị trí cao hơn nếu đang so sánh với các đối thủ cùng loại.

Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?

1. Bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi

Hệ thống nhận diện thương hiệu của một số thương hiệu
Một số nhận diện thương hiệu
  • Tên thương hiệu
  • Câu khẩu hiệu (slogan)
  • Logo

2. Bộ nhận diện thương hiệu văn phòng 

Bộ nhận diện thương hiệu văn phòng
Bộ nhận diện thương hiệu văn phòng
  • Danh thiếp
  • Giấy viết thư
  • Tiêu đề thư
  • Phong bì thư
  • Hóa đơn
  • Thẻ nhân viên
  • Đồng phục nhân viên

3. Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời 

Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời
Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời
  • Biển hiệu công ty
  • Biển hiệu trước văn phòng
  • Biển hiệu đại lý
  • Biển quảng cáo
  • Băng rôn
  • Phương tiện vận tải
  • Phương tiện thi công

4. Bộ nhận diện thương hiệu Marketing

Bộ nhận diện thương hiệu Marketing
Bộ nhận diện thương hiệu Marketing
  • Brochure
  • Catalogue
  • Hồ sơ năng lực
  • Tờ rơi, tờ gấp
  • Website
  • Landing page
  • Facebook Fanpage
  • Video quảng cáo
  • Banner ads
  • Email marketing

5. Bộ nhận diện thương hiệu quà tặng 

Bộ nhận diện thương hiệu quà tặng
Bộ nhận diện thương hiệu quà tặng
  • Bút – Sổ tay- Móc khóa – Cốc uống nước
  • Mũ bảo hiểm – Áo mưa – Ô (dù)

Lợi ích của hệ thống nhận diện thương hiệu?

1. Nhận biết sản phẩm

Các doanh nghiệp xây dựng được hệ thống nhận diện hiệu quả sẽ giúp hình ảnh của doanh nghiệp dễ nhận biết và nó được ghi nhớ sâu hơn trong tâm trí khách hàng. 

Hơn thế nữa, nó cũng tạo ra sự khác biệt cho bạn với những đối thủ còn lại trên thị trường. Trong thị trường đang dần quá tải thông tin hiện nay, không một khách hàng nào sẽ nhận ra một thương hiệu không có sự khác biệt cũng như không có bộ nhận diện thương hiệu cho chính mình.

Chính vì lý do này, các công ty lâu đời như Coca-Cola, Starbucks và KFC chi hàng tỷ USD mỗi năm cho quảng cáo thương hiệu của mình.

Một ví dụ điển hình khác là Airbnb là logo cũ đã không phục vụ cho những giá trị và mong muốn của công ty, quyết định thay thế hoàn toàn mới đã khiến Airbnb phát triển hơn hẳn. Mặc du nó nhận được nhiều sự chú ý và cả sự tranh cãi đến từ cả những người trong ngành thiết kế lẫn những người ngoại đạo.

Logo cũ và mới của Airbnb
Logo cũ (trái) và mới (phải) của Airbnb

Song tới thời điểm hiện tại thì có thể thấy rõ ràng rằng quyết định đó đúng đắn như thế nào khi thay đổi từ lối sử dụng logo hoàn toàn là kí tự để chuyển sang sử dụng một kí tự “A” có tính biểu tượng cao hơn.

2. Thuận lợi cho các chiến dịch bán hàng

Việc giới thiệu sản phẩm mới cho những khách hàng đã tin tưởng bạn sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn so với việc thuyết phục người lạ thử một thứ gì đó khác biệt.

3. Nâng tầm giá trị thương hiệu:

Thương hiệu là giá trị tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ nâng cao được giá trị thương hiệu.

Bởi vì, giá trị của một doanh nghiệp khi được định giá không chỉ phụ thuộc vào vốn cổ phần, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tài sản cố định của công ty mà còn phụ thuộc vào ấn tượng để lại của hệ thống nhận diện thương hiệu.

Thông qua sự hiểu biết, nhận thức và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu sẽ làm cho giá trị thương hiệu phát triển bền vững hơn.

4. Niềm tự hào: 

Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt cho thấy được sự tự hào, nhiệt huyết và đam mê của bạn cho doanh nghiệp của mình.

Khách hàng sẽ nhận ra sự đầu tư mà bạn thực hiện cho sự thành công của doanh nghiệp và biết rằng bạn sẽ luôn đáp ứng nhu cầu họ một cách tốt nhất và họ sẽ tin tưởng bạn hơn

Điều này cũng là một đòn bẩy thu hút nhân tài và giữ chân họ lại công ty. Tạo được động lực, niềm tin để nhân viên làm việc cống hiến hết sức mình.

5. Tạo lợi thế cạnh tranh

Một trong những cách bạn có thể tách doanh nghiệp của mình khỏi đối thủ cạnh tranh là có một thương hiệu độc đáo giúp bạn khác biệt trên thị trường. Từ đó, truyền tải được những thông điệp của riêng bạn đến với khách hàng. Dần dần xây dựng lòng trung thành và sự tin tưởng của họ.

Điều này sẽ thu hút khách hàng nghĩ đến bạn khi đang so sánh các thương hiệu cùng loại với nhau. Lúc này, khả năng được lựa chọn của doanh nghiệp đã cao hơn.

6. Giảm chi phí Marketing:

Các hoạt động chiến dịch, quảng cáo hoạt động phụ thuộc vào bộ nhận diện thương hiệu. Marketing sẽ dựa vào các yếu tố trong đó để thể hiện sự sáng tạo, độc đáo,... khiến chiến dịch marketing thành công, có mục tiêu và tập trung rõ ràng.

Với hệ thống nhận diện thương hiệu thành công sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị thương hiệu. Từ đó cũng tiết kiệm chi phí marketing rất nhiều vì khách hàng đã biết đến và ghi nhớ thương hiệu bạn.

Khi không có hệ thống nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp sẽ ra sao?

Khi đó, khách hàng sẽ cảm nhận không tích cực về doanh nghiệp vì thậm chí họ còn không phân biệt được bạn với những đối thủ khác cùng loại trên thị trường. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp bạn gặp nhiều bất lợi và lép vế trước các đối thủ.

Hiện nay, tại Việt Nam có hàng chục ngàn doanh nghiệp rời khỏi thị trường mỗi năm. Hầu như mỗi ngày đều có gần 400 doanh nghiệp tuyên bố giải thể và không còn bao nhiêu người nhớ đến họ.

Bởi vì, hệ thống nhận diện thương hiệu của họ đã không thể đạt được chức năng của mình một cách hiệu quả nhất.

Vậy, nếu doanh nghiệp đó có thể tạo được dấu ấn trong khách hàng thì kết quả như thế nào?

Bạn phải nhìn nhận một sự thật rằng: Coca Cola có thể tồn tại hơn 100 năm qua.

Một vài nhận diện của Coca Cola
Một vài nhận diện của Coca Cola

Nước giải khát màu đỏ đen đó đã in sâu vào tâm trí khách hàng với font chữ cổ điển và những quảng cáo chú trọng đến cảm xúc cùng những yếu tố khác của thương hiệu. Thương hiệu Coca Cola đã thành công trong việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.

Vì lẽ đó, các doanh nghiệp nhất định phải chú trọng trong việc xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả để tồn tại được trong thị trường hiện nay.

5 bước xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu?

Một hệ thống nhận diện thương hiệu rõ ràng, độc đáo có khả năng khiến khách hàng ghi nhớ. Nó được xây dựng một cách nhất quán và gây được cảm xúc với đối tượng mục tiêu của bạn. Quá trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu gồm có 5 bước, như sau:

Bước 1: Nghiên cứu, phân tích chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp

Nghiên cứu và phân tích tình hình nội tại doanh nghiệp

Trước hết, bạn cần phải hiểu được chính doanh nghiệp của mình. Cũng như, trả lời được các câu hỏi: Lý do bạn thành lập doanh nghiệp là gì? Bạn đã xây dựng nó như thế nào cho đến hiện nay?, và bạn đã làm nó như thế nào?

Hãy bắt đầu nghiên cứu các tiềm lực nội tại doanh nghiệp, mục tiêu phát triển, xu hướng phát triển của ngành, của thị trường… và phải luôn luôn đảm bảo phù hợp với sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Sau khi đã hoàn tất các bước nghiên cứu, từ đó các chuyên gia có thể đưa ra định hướng, mục tiêu cụ thể của việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

Tìm hiểu khách hàng

Bộ nhận diện được thiết kế nhằm hướng tới khách hàng, vì vậy hãy suy nghĩ kĩ về loại khách hàng bạn muốn nhắm tới. Nếu bạn không biết mình đang tiếp thị cho ai, nỗ lực phát triển doanh nghiệp của bạn có thể không thành công.

Nghiên cứu khách hàng thật cụ thể sẽ giúp nhà thiết kế và doanh nghiệp tìm ra được những định hướng, giải pháp, ý tưởng phù hợp với suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Từ việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn đưa ra các chiến lược mà có thể tạo được sự khác biệt với đối thủ.

Chúng ta đều biết rằng, không nên bắt chước các chiến lược thương hiệu của đối thủ cạnh tranh nhưng việc phân tích những gì họ đang làm tốt và những gì họ không làm tốt, cho phép bạn rút kinh nghiệm và tận dụng những điều đó.

Bước 2: Lập chiến lược thương hiệu

Doanh nghiệp cần đưa ra một số định hướng chiến lược bao gồm mục tiêu, thông điệp, giải pháp và ý tưởng của dự án. Đồng thời định hình các ý tưởng nền, concept thiết kế cơ bản. Cũng như, doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Thuộc tính thương hiệu: Logo, bao bì, thiết kế web, đồ họa truyền thông xã hội, danh thiếp và đồng phục.

Lợi ích mang lại: Về lý tính và cảm tính mà thương hiệu có thể mang tới cho người tiêu dùng. Đồng thời, một thương hiệu chuyên nghiệp sẽ đem lại niềm tin cho người tiêu dùng.

Xác định tính cách của thương hiệu: Là tính cách, những cảm xúc cũng như vẻ ngoài của thương hiệu mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng.

Tính chất thương hiệu: Những yếu tố tạo nên sự khác biệt nhưng phải đảm bảo được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Bước 3: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Trong quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, bạn phải thật chú tâm đến giai đoạn quyết định này. Ở bước này, các ý tưởng, định hướng được chọn sau khi đã phân tích kỹ lưỡng sẽ được triển khai và đưa vào thiết kế.

Doanh nghiệp có thể tiến hành thiết kế chi tiết tất cả các hạng mục trong bộ nhận diện theo mẫu concept đã chốt.

Bước 4: Thực hiện công việc Đăng ký Bảo hộ Hệ thống Nhận diện

Nếu bạn định hướng phát triển doanh nghiệp lớn mạnh, bạn nên đăng ký bảo hộ thương hiệu để tránh bị ăn cắp bản quyền, làm nhái, làm giả. 

Việc đăng ký sẽ giúp doanh nghiệp an toàn hơn khi tung bộ nhận diện ra thị trường.

Bước 5: Đưa vào ứng dụng

Các hạng mục thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đã được hoàn tất. Sau khi được kiểm ra một cách thống nhất giữa các yêu cầu và thành phẩm về thiết kế, màu sắc, kiểu dáng, chất liệu,... sẽ được đưa vào sản xuất thực tế. 

Lời kết 

Hệ thống nhận diện thương hiệu là thuật ngữ bao hàm tất cả các yếu tố mà khách hàng có thể trông thấy và gây liên tưởng đến thương hiệu mà đã được doanh nghiệp xây dựng.

Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm: Bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi, Bộ nhận diện thương hiệu văn phòng, Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời, Bộ nhận diện thương hiệu Marketing, Bộ nhận diện thương hiệu quà tặng.

Lợi ích của hệ thống nhận diện thương hiệu: Nhận biết sản phẩm, Thuận lợi cho chiến dịch bán hàng, Nâng tầm giá trị thương hiệu, Niềm tự hào, Tạo lợi thế cạnh tranh, Giảm chi phí Marketing.

Có 5 bước xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: Cách xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, Lập chiến lược thương hiệu, Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, Thực hiện công việc Đăng ký Bảo hộ Hệ thống Nhận diện, Đưa vào ứng dụng.

Hãy theo dõi kênh Facebook của Brand Doctor: Brand Doctor Group, để cập nhật những tin tức mới nhất và nhanh nhất.


Chia sẻ nếu bạn thấy hay:

Bài viết cùng chủ đề

Kiến thức thương hiệu

Tông giọng thương hiệu là gì? 5 bước tạo tông giọng thương hiệu ấn tượng

Nguyễn Khánh Trung

02/11/202112 phút đọc

Kiến thức thương hiệu

Định vị thương hiệu? 9 phương pháp định vị thương hiệu cơ bản

Nguyễn Khánh Trung

02/11/202113 phút đọc

Kiến thức thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì? 5 bước để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Nguyễn Khánh Trung

02/11/202110 phút đọc

Khám phá toàn bộ nội dung

Cùng Brand Doctor khám phá kiến thức