Nguyễn Khánh Trung

26/09/2021

Trước khi tìm hiểu về Thương hiệu mạnh, bạn hãy quan sát 2 con số bên dưới:

con số

Bạn nhìn thấy hai số này rồi, đúng chứ?

Vậy, giờ thì tôi sẽ kể cho bạn nghe về những con số hàng chục ngàn, như vậy.

Trung bình mỗi tháng có khoảng 13,000 đến 15,000 doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường.

5 tháng đầu năm 2021, 60,000 doanh nghiệp đã bị xóa sổ khỏi cuộc chiến trên bàn cờ kinh doanh.

Con số khổng lồ này chưa hề có dấu hiệu suy giảm. Vậy, bạn nghĩ nguyên nhân là do đâu? 

Bạn đang nghĩ đến dịch Covid-19, đúng không? Bạn cũng nghĩ đến ngân sách, hay cả mối quan hệ ít ỏi, nhỉ? Bạn chắc chắn cũng nghi ngờ của người lãnh đạo của họ nữa.ư

Nhưng, bạn chắc chưa?

Liệu Covid là nguyên nhân chính yếu khiến phần lớn thương hiệu Việt bị “đẩy vào đường cùng”? Lấy ví dụ như doanh nghiệp bạn đã gia tăng nguồn ngân sách quảng cáo nhưng doanh thu vẫn không có một chút bứt phá, hay sản phẩm bạn tự hào ra mắt thành công tại thị trường miền Nam nhưng thất bại thảm hại tại thị trường miền Bắc?

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng: 72% khách hàng nói họ chấp nhận trả 20% cao hơn so với thương hiệu khác khi họ chọn mua thương hiệu mà họ yêu thích. 50% khách hàng chấp nhận trả 25% cao hơn. 40% khách hàng chịu trả đến 30% cao hơn. Vấn đề giá cao, đã không thể bàn cãi.

Vậy, nguyên nhân đó là gì? Chắc bạn đã nhận ra rồi.

Điều mà tôi nói đến, là thương hiệu.

Ta có thể hình dung sự khác biệt giữa thương hiệu và sản phẩm như sau:

"Sản phẩm là thứ được làm ra từ trong nhà máy
thương hiệu là thứ mà khách hàng mua
Sản phẩm là thứ có thể bị bắt chước một cách dễ dàng
Thương hiệu là độc nhất vô nhị
Một sản phẩm có thể bị lỗi thời nhanh chóng
thương hiệu là trường tồn"

- Stephen King

Chúng ta đều từng nghe về những cuộc thử nghiệm nếm Pepsi-coca và Coca-cola. Ở giai đoạn đầu, khi những người tham gia nếm sản phẩm "mù" rất ít người nhận ra được sự khác biệt giữa hai loại. Nhưng, sau đó thì, khi được hỏi với sản phẩm có nhãn thì đến 65% người tiêu dùng thừa nhận mình thích Coca-cola hơn.

Khách hàng không đơn thuần chỉ mua hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ, họ mua cả những cảm xúc, tông giọng mà thương hiệu mang đến.

Quảng cáo mang màu sắc riêng của 2 thương hiệu Coca và Pepsi
Quảng cáo mang màu sắc riêng của 2 thương hiệu Coca và Pepsi

Trở về ví dụ về 2 thương hiệu Coca Cola và Pepsi. Năm 2003, tiến sĩ Read Montague của Baylor College đã thực hiện một cuộc so sánh giữa Coca Cola và Pepsi, kết quả đạt được khiến ông bất ngờ. Montague đã cho biết rằng bộ não con người phấn khích hơn khi uống Pepsi, nhưng kết quả thí nghiệm chỉ ra 75% người đều khẳng định bản thân thích uống Coca hơn.

Khi những người thử nghiệm phải chọn lựa giữa "lý trí và cảm xúc" thì họ đã chọn Coca vì nó liên quan mật thiết hơn đến cảm xúc. Bởi phần lớn các quảng cáo của Coca đều dùng những hình ảnh gia đình, bạn bè, ấm cúng, thể hiện sự gắn kết. Còn Pepsi năng động hơn, thể hiện sự trendy, tươi mới rất phù hợp với giới trẻ.

Màu sắc của hai thương hiệu cũng thể hiện được tông giọng riêng biệt của mình. Coca Cola là màu đỏ ấm áp, font chữ cổ điển và thường sử dụng quảng cáo mang nét hoài cổ. Trong khi đó, Pepsi có màu xanh tươi mới, font chữ cách tân mới mẻ và luôn thể hiện sự đột phá, năng động.

Khách hàng quyết định mua sản phẩm một cách vô thức và chúng thường được tác động bởi mặt cảm xúc của bản thân. Do đó, dù số lượng người thích Coca và Pepsi cũng không quá chênh lệch nhưng kết quả thí nghiệm lại có sự khác biệt lớn.

Thương hiệu, đó chính là thứ khách hàng họ mua.

Và thương hiệu mạnh đủ sức để khách hàng mua nó bằng sự tin tưởng.

Thương hiệu mạnh là gì?

Thương hiệu mạnh là thương hiệu gắn liền được với tâm trí của khách hàng.

Thương hiệu không chỉ đơn thuần là một tên gọi, một khẩu hiệu hay một biểu tượng. Thương hiệu là tổng thể cảm nhận của khách hàng với doanh nghiệp trong mọi khía cạnh, là những cảm xúc và hình ảnh xuất hiện trong tâm trí khách hàng đã được doanh nghiệp khơi gợi và truyền tải đến công chúng.

Ở Mỹ, người ta thống kê được bình quân trong một ngày người tiêu dùng tiếp xúc với khoảng 6,000 hoạt động quảng cáo và mỗi năm có tới hơn 25,000 sản phẩm mới ra đời. Để cạnh tranh được trong thế giới hàng hóa rộng lớn và đa dạng như vậy, thương hiệu là thứ để người tiêu dùng phân biệt, không lẫn lộn tất cả chúng với nhau.

Những thương hiệu hàng đầu đã rất thành công trong việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cũng như gắn kết được với tâm trí khách hàng.

Một số thương hiệu hàng đầu trên thế giới
Một số thương hiệu mạnh hàng đầu

Vì thế, nếu không tạo được sự khác biệt cho chính bản thân mình, bạn sẽ phải rất cực nhọc để trường tồn trong bàn cờ kinh doanh khi mà cứ mỗi ngày có gần 400 doanh nghiệp tại Việt Nam phải giải thể.

Lợi ích của việc xây dựng thương hiệu mạnh

Vậy chúng ta cùng điểm qua lợi ích của thương hiệu mạnh nhé!

  • 72% khách hàng nói họ chấp nhận trả 20% cao hơn so với thương hiệu khác khi họ chọn mua thương hiệu mà họ yêu thích. 50% khách hàng chấp nhận trả 25% cao hơn và 40% khách hàng chịu trả đến 30% cao hơn.
  • 25% khách hàng nói giá không là vấn đề đối với họ một khi họ đã tín nhiệm và trung thành với một thương hiệu.
  • Hơn 70% khách hàng nói thương hiệu là một trong những yếu tố mà họ cân nhắc khi chọn mua một sản phẩm, dịch vụ và hơn 50% thương vụ thực sự là do sự lựa chọn thương hiệu.
  • Thương hiệu mạnh tạo ra sự tín nhiệm khi doanh nghiệp giới thiệu thêm sản phẩm mới, nó sẽ thuận lợi hơn rất nhiều: các thương hiệu cao cấp đang khai thác lợi ích này một cách tối đa.

Ở Việt Nam, ví dụ chứng minh dễ dàng thấy nhất là thương hiệu Number One. Ngay khi chiếm giữ 30% thị phần sau 4 tháng ra mắt, Tân Hiệp Phát đã sản xuất thêm 2 loại thức uống: Number One Chanh và Number One Dâu, tiếp tục khẳng định rằng sẽ mang đến cho người Việt Nam thức uống sảng khoái và xây dựng tinh thần Number One chinh phục mọi thử thách.

sự phát triển các mặt hàng của Tân Hiệp Pháp
Các mặt hàng sản phẩm của Tân Hiệp Phát qua các giai đoạn
  • Thương hiệu là một đòn bẩy thu hút nhân tài và giữ chân được những nhân tài đó trong doanh nghiệp. 
  • Các thương hiệu có tiếng hay các thương hiệu biết cách gầy dựng danh tiếng và đánh bóng tên tuổi của mình thường có giá cao hơn các thương hiệu cùng loại trên thị trường chứng khoán.
  • Thương hiệu là hướng phát triển bền vững. Nếu nói lợi thế công nghệ tốt, không ai có thể phủ nhận, nhưng công nghệ thì nhanh thay đổi lại phát triển không ngừng. Chẳng phải lợi thế về thương hiệu còn đáng tin và bền vững hơn sao?

5 cách để xây dựng thương hiệu

Đầu tư cho thương hiệu, là lựa chọn khôn ngoan nhất!

Để xây dựng thương hiệu mạnh gồm 5 cách: Sự nhất quán, Tối ưu sản phẩm và các quy trình, sự kết nối của cam kết bên trong và bên ngoài, Thấu hiểu và định vị đúng khách hàng mục tiêu, Khai thác sự khác biệt với đối thủ, Xuất hiện trên mọi nền tảng mà khách hàng có thể tìm thấy.

1. Sự nhất quán

Xây dựng một hệ thống nhận diện đặc trưng, bao gồm các hình thức và cách thức mà một thương hiệu thể hiện tới khách hàng.

Hệ thống nhận diện bao gồm logo, tông màu, font chữ, thiết kế bao bì, cửa hàng... được thiết kế phù hợp với tông giọng của thương hiệu góp phần làm tôn vinh cùng làm nổi bật lên những giá trị vô hình và hữu hình của sản phẩm và nhà sản xuất. 

Sự nhất quán là rất cần thiết để khách hàng có một cảm nhận về thương hiệu đúng với mong đợi. Những gì bạn xây dựng, bạn thể hiện trên hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ nói lên “bạn là ai” và lý do nào “bạn có mặt trên thị trường”.

Dịch vụ Grabbike đã trở nên thân thuộc với người Việt Nam
Nền tảng đặt xe công nghệ đầu tiên tại Việt Nam đã thành công "vẫy gọi" người dùng

Giống như khi bạn nhìn thấy cái nón bảo hiểm xanh lá hay cái áo khoác xanh lá của các tài xế chạy trên đường, bạn liền biết họ là Grabbike của thương hiệu Grab, hoàn toàn tự nhiên như một điều hiển nhiên. Đó chính là hệ thống nhận diện đặc trưng của Grab đã xây dựng.

2. Tối ưu sản phẩm và các quy trình, sự kết nối của cam kết bên trong và bên ngoài

Để thu hút khách hàng và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Các thương hiệu hàng đầu phải chú trọng việc đưa ra những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốt, hơn là việc sản xuất số lượng lớn ồ ạt những sản phẩm kém chất lượng. Điều đó sẽ giảm thiểu mức rủi ro việc khách hàng không hài lòng và rời bỏ thương hiệu.

Bởi vì, khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chúng ta, lúc quay lại dùng nó họ sẽ mong đợi nhận được chất lượng dịch vụ giống như những lần trước, hoặc cao hơn. Các doanh nghiệp cần tạo ra sự ổn định về chất lượng, không một người nào sẽ gắn bó với thương hiệu nếu chất lượng không được đảm bảo.

Cố Chủ tịch tập đoàn Samsung: Lee Kun Hee (1942-2020)
Cố Chủ tịch tập đoàn Samsung: Lee Kun Hee

Câu chuyện này phải kể đến Lee Kun Hee và Samsung, người đàn ông đã đốt 50 triệu USD sản phẩm hư hỏng bất kể nó còn đang trên dây chuyền sản xuất hay đã tung ra thị trường trước mặt 2000 nhân viên, mặc cho họ bật khóc nức nở.

Cố CEO bắt buộc tất cả nhân viên đeo băng đô có ghi “Chất lượng là trên hết”. Ông Lee và ban giám đốc thì ngồi dưới một biểu ngữ có nội dung “Chất lượng là niềm tự hào của tôi".

Câu chuyện huyền thoại đó đã giúp Lee Kun Hee phát triển Samsung thành Đế chế hùng mạnh mà chúng ta phải ngước nhìn cho đến ngày nay. Dù chê trách hay ngưỡng mộ, nhiều người vẫn phải thừa nhận di sản khổng lồ ông để lại cho Samsung, cũng như dấu ấn về sự lãnh đạo tài tình của người đàn ông mang tên Lee Kun Hee.

3. Thấu hiểu và định vị đúng khách hàng mục tiêu

Các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến để nắm bắt được thị hiếu khách hàng, bởi thương hiệu mạnh là thương hiệu gắn kết được với tâm trí khách hàng. Mà sự gắn kết thì luôn đến từ sự thấu hiểu. Nếu khách hàng không hiểu được chúng ta, thương hiệu sẽ không thể “mạnh” được.

 Tổng công ty Viễn thông MobiFone đang có những bước phát triển vượt mặt  trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin
Tổng công ty Viễn thông MobiFone phát triển trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin

Thương hiệu MobiFone đã giữ chân được 500.000 khách hàng sắp rời mạng. Nhờ vào việc áp dụng Big Data vào phân tích hành vi khách hàng để có cơ sở xây dựng các chương trình khuyến mãi, marketing, bán hàng đáp ứng được nhu cầu của họ. Doanh thu từ các chương trình được số hóa này là 3.000 tỷ đồng.

Sau đó, công ty đã lên kế hoạch phát triển theo hướng doanh nghiệp số, đầu tư nhất định vào cơ sở hạ tầng và nền tảng để phát triển Big Data và Cloud.

Hơn nữa, chúng ta cần nắm bắt được điều đặc biệt của việc bán hàng. Đó là truyền tải được tới các khách hàng có nhu cầu. Cho phép khách hàng thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ, sau đó từ họ, chúng ta tiếp cận đến khách hàng tiềm năng. 

Công ty IKEA nổi tiếng về thiết kế và bán đồ gỗ nội thất tự ráp có mặt tại Việt Nam
IKEA, một công ty nổi tiếng về thiết kế và bán đồ gỗ nội thất tự ráp

Điều mà không một nhà bán lẻ nào làm. IKEA đã mở hẳn một showroom – phòng triển lãm các mặt hàng nội thất. Cho phép người xem có thể sờ vào sản phẩm. Họ thậm chí để chứng minh độ bền của sản phẩm bằng cách cho đập phá các chiếc ghế bằng máy. Thiết kế trưng bày tại showroom cũng hết sức tỉ mỉ và công phu.

Hơn nữa, khách hàng đến tham quan còn được mời ở lại dùng bữa ở nhà hàng, tham gia các sự kiện hoặc các buổi nói chuyện về sản phẩm… từ đó, IKEA đã nắm bắt được khách hàng của mình hơn rất nhiều đối thủ.

4. Khai thác sự khác biệt với đối thủ

Các thương hiệu luôn luôn duy trì sự thích hợp của mình với khách hàng. Đồng thời phải luôn xác định rõ sự khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Và tập trung khai thác những điều này đến với công chúng.

Bạn có thể tham khảo chỉ số SBI để đánh giá sức khỏe của thương hiệu, từ đó chọn lựa được chiến lược phù hợp nhất cho sự cạnh tranh này của mình. Chỉ số SBI hay Chỉ số đánh giá Sức mạnh Thương hiệu đã được những Brand Doctor đã dành hơn 10 năm để phát triển thông qua nghiên cứu thực tế trên gần 3.000 doanh nghiệp Việt, kết hợp với các chỉ số đánh giá Thương hiệu tiên tiến của hai đất nước Mỹ và Canada.

Bên cạnh đó, bạn phải chú trọng đến mọi mặt hàng thương hiệu bạn có. Điều đó sẽ giữ vững được sự tín nhiệm của khách hàng, bởi chất lượng tốt có thể nâng cao lòng tin và độ trung thành của khách hàng.

Thành công của Masan Group ngày hôm nay cũng nhờ nắm bắt được sự khác biệt của bản thân và tập trung đánh vào đó. Ngay từ những chiến lược đầu tiên, Masan đã chọn nỗi sợ hãi về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng Việt Nam mà tung ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đó. 

các sản phẩm của Masan Group
Những mặt hàng sản phẩm của Masan Group

Năm 2007, lúc thị trường hoang mang với thông tin nhiều loại nước tương có chứa chất gây ung thư 3-MCPD, Masan ngay lập tức tung ra dòng nước tương Tam Thái Tử kèm thông điệp “Không chứa 3-MCPD”, đồng thời trao thưởng 1 tỷ đồng cho ai tìm thấy chất độc này trong sản phẩm của họ.

Rồi lần lượt xuất hiện, Nam Ngư – “Nước mắm không cặn” hay là Mì Omachi làm từ khoai tây “không lo bị nóng”.  Không sử dụng những thông điệp như “ngon tự nhiên”, “thơm lừng”, “vị ngon từ thịt” của các đối thủ cạnh tranh. Chinsu foods đã đi theo một hướng hoàn toàn khác. 

5. Xuất hiện trên mọi nền tảng mà khách hàng có thể tìm thấy

Sự gắn kết của thương hiệu trong tâm trí khách hàng cần được duy trì qua mọi nền tảng, một cách thường xuyên và liên tục. Bởi ngoài kia còn rất nhiều đối thủ đang lăm le đè bẹp doanh nghiệp cạnh tranh với họ, là bạn.

Thậm chí cả những mặt hàng mới mỗi ngày xâm nhập và thị trường cũng là đối thủ tiềm ẩn bạn không được đánh giá thấp, việc xây dựng thương hiệu phải được chú trọng ở mọi nơi. Đó là một quá trình lâu dài và cần đầu tư nhiều công sức nhưng vô cùng quan trọng. 

Khi công nghệ ngày càng phát triển, xu hướng khách hàng cũng không còn chỉ phụ thuộc vào website hay facebook, doanh nghiệp cần tận dụng mọi cơ hội để tương tác với khách hàng của mình.

Bạn có thể thấy được Coca Cola - một thương hiệu hàng đầu thế giới đã tồn tại hơn 100 năm qua, xuất hiện ở mọi nơi, tận dụng các mạng xã hội trong việc nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình.

Một số nền tảng mạng xã hội Coca Cola tham gia
Một số nền tảng mạng xã hội Coca Cola tham gia

Lời kết

Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng chỉ có người tuyệt vọng vì hoàn cảnh, trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay, các doanh nghiệp đều đang cùng hoàn cảnh.

Để có thể trường tồn trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cũng như có được ưu thế trên bàn cờ kinh doanh, các doanh nghiệp nhất định phải hiểu rõ thế nào mới là một thương hiệu mạnh và cách để xây dựng thương hiệu mạnh.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề nào, hãy cho tôi biết bằng cách để lại bình luận bên dưới.

Theo dõi Facebook: Brand Doctor Group để cập nhật những tin tức mới nhất một cách nhanh chóng.

Bạn có thể đọc thêm bài viết về Chỉ số đánh giá Sức mạnh Thương hiệu để kiểm tra "sức khỏe thương hiệu" của doanh nghiệp tại đây: Chỉ số SBI, khi Sức mạnh Thương hiệu đã trở thành con số!


Chia sẻ nếu bạn thấy hay:

Bài viết cùng chủ đề

Kiến thức thương hiệu

Tông giọng thương hiệu là gì? 5 bước tạo tông giọng thương hiệu ấn tượng

Nguyễn Khánh Trung

02/11/202112 phút đọc

Kiến thức thương hiệu

Định vị thương hiệu? 9 phương pháp định vị thương hiệu cơ bản

Nguyễn Khánh Trung

02/11/202113 phút đọc

Kiến thức thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì? 5 bước để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Nguyễn Khánh Trung

02/11/202110 phút đọc

Khám phá toàn bộ nội dung

Cùng Brand Doctor khám phá kiến thức