Nguyễn Khánh Trung

26/09/2021

Thương hiệu là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp.

Bởi, sau tất cả, nó là giá trị và là linh hồn của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để xây dựng một thương hiệu mạnh không phải điều dễ dàng, nó cần có nhiều thời gian và nguồn lực.

Và cho đến thời buổi hiện nay, những phương thức branding truyền thống đang dần kém hiệu quả, điều đó bắt buộc các doanh nghiệp tìm đến branding kỹ thuật số để phù hợp với thời đại công nghệ hơn.

Apple đánh mạnh quảng cáo vào mạng xã hội
Apple đánh mạnh quảng cáo vào mạng xã hội

Bạn có thể đang nghĩ “Tại sao tôi nên đầu tư vào thương hiệu kỹ thuật số hay Digital Branding?”

Vâng, nếu bạn nghĩ về nó, hãy thử nhìn mọi người xung quanh, hiện nay người ta đang dành thời gian để online nhiều hơn bao giờ hết. Thời gian dành cho trực tuyến đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua. 

Thêm vào đó, hơn 90% doanh nghiệp Hoa Kỳ đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cho các mục đích tiếp thị vào năm 2020. Và con số này sẽ còn tăng hơn nữa.

Thế thì Digital Branding có giúp ích cho doanh nghiệp không? Chắc chắn có. Vậy, Digital Branding là gì?

Nhưng trước khi tìm hiểu về nó, chúng ta hãy cùng xem Branding là gì trước đã.

Branding là gì?

Branding (tạm dịch là Xây dựng thương hiệu) là quá trình sáng tạo, chiến lược để truyền tải thông điệp đến cho khách hàng tiềm năng và đi sâu vào tâm trí của họ.

Doanh nghiệp có thể truyền những thông điệp như: 

  • Doanh nghiệp của bạn là gì?
  • Lý do nào doanh nghiệp của bạn xuất hiện?
  • Doanh nghiệp đem đến lợi ích nào cho khách hàng?
  • Tại sao khách hàng phải chọn bạn?
  • Doanh nghiệp bạn khác gì với những đối thủ cạnh tranh?

Thật vậy, sau khi bạn bắt đầu kinh doanh hoặc tạo ra sản phẩm đầu tiên của mình, việc xây dựng bản sắc thương hiệu nên là ưu tiên số một.

Thương hiệu chắt lọc mọi thứ về những gì bạn làm và cách bạn thực hiện nó thành một bản chất riêng biệt, đáng nhớ để mọi người có thể liên tưởng đến hình ảnh thương hiệu bạn.

Hãy nghĩ đến những mái vòm bằng vàng của McDonald’s hoặc những chiếc vòng nhiều màu trên huy hiệu Thế vận hội. Ngay cả một biểu tượng hoặc hình ảnh đơn giản cũng có thể liên tưởng đến thương hiệu của bạn.

Logo của McDonald’s và Thế vận hội Mùa hè 2020
Logo của McDonald’s và Thế vận hội Mùa hè 2020

Khi xây dựng thương hiệu, có 3 chữ B chúng ta cần quan tâm: Brand, Branding, Brand Identity. 

  • Brand (Thương hiệu) là cách thế giới bên ngoài nhìn nhận về công ty của bạn.
  • Branding (Xây dựng thương hiệu) là quá trình thiết kế và xây dựng một thương hiệu độc đáo, đáng nhớ.
  • Brand Identity (Nhận diện thương hiệu) là tập hợp các yếu tố sáng tạo đưa vào quá trình xây dựng thương hiệu — như  website, phương tiện truyền thông xã hội và các yếu tố trực quan khác, nhằm truyền tải thông điệp, giá trị và mục đích của doanh nghiệp.

Ba chữ B này phải làm việc cùng nhau. Bạn không thể có brand của riêng mình nếu không có brand identity. Và, bạn sẽ không bao giờ có brand cho đến khi bắt đầu xây dựng nó, hay còn được gọi là branding.

Coca Cola đã xây dựng thương hiệu của mình hơn 100 năm qua, và sau đây là một vài nhận diện đã được thương hiệu này hình thành.

Một vài nhận diện của Coca Cola
Một vài nhận diện của Coca Cola

Sau đây, sẽ là một vài câu hỏi trước khi một doanh nghiệp bắt đầu xây dựng thương hiệu nên trả lời:

  • Doanh nghiệp của bạn khác gì so với những doanh nghiệp khác?
  • Sứ mệnh của doanh nghiệp của bạn là gì?
  • Mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp bạn là gì?
  • Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn là gì?
  • Khách hàng của bạn là ai?

Xác định được doanh nghiệp của bạn là ai và sứ mệnh, giá trị của nó là bước đầu tiên để tạo ra một thương hiệu có ý nghĩa.

Digital Branding là gì?

Digital Branding là cách bạn thiết kế và xây dựng thương hiệu của mình trong không gian kỹ thuật số thông qua website, ứng dụng, phương tiện truyền thông xã hội, video và hơn thế nữa.

Thương hiệu kỹ thuật số bao gồm sự kết hợp giữa digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) và internet branding xây dựng thương hiệu trên internet để phát triển thương hiệu trực tuyến.

Hãy nghĩ về Gillette chẳng hạn: Xuất hiện lần đầu tiên cách đây 120 năm và đã thống trị thị trường cạo râu cho đến tận ngày nay. Phần lớn, điều này là do thương hiệu Gillette rất dễ nhận biết và gây được sự tin tưởng.

Gillette đã và đang sử dụng các đại sứ thương hiệu để quảng bá kỹ thuật số sản phẩm của họ trên các kênh khác nhau để nó tạo được ấn tượng trong khách hàng.

Gillette và Đặng Văn Lâm -  đại sứ thương hiệu để quảng bá digital branding
Đặng Văn Lâm trở thành đại sứ thương hiệu Gillette

Hầu như hiện nay, chúng ta đều tin rằng thương hiệu Gillette là thương hiệu dao cạo râu uy tín nhất. Khi mua nó, bạn mua được chất lượng. 

Người tiêu dùng đang ở trong thị trường đã quá tải thông tin. Câu chuyện thương hiệu của bạn và cách bạn sử dụng công cụ Digital Branding để kể nó với khách hàng sẽ là bước đi để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, khiến khách hàng ghi nhớ mình hơn.

Sự khác biệt giữa Digital Marketing và Digital Branding

Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) bao gồm tất cả các công cụ và chiến thuật khác nhau được sử dụng để thu hút khách hàng, chẳng hạn như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo công cụ tìm kiếm (SEA), tiếp thị qua email, tiếp thị liên kết và nhiều hơn nữa. Công cụ này thích hợp để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho khách hàng tiềm năng để họ tiến hành mua hàng.

Digital Branding tập trung hơn vào việc xác định và nhấn mạnh giá trị mà một công ty hoặc tổ chức cung cấp. Mục đích của việc này nhằm tạo sự tin tưởng trong khách hàng, từ đó thúc đẩy họ “tương tác” với doanh nghiệp nhiều hơn.

  • Digital Marketing là một cách để thu hút sự chú ý của khách hàng, trong khi Digital Branding giúp bạn thu hút sự chú ý của họ và cho phép họ liên hệ chặt chẽ với sản phẩm của bạn.
  • Digital Marketing là chiến lược định hướng sản phẩm, trong khi chiến lược xây dựng Digital Branding là định hướng thương hiệu.
  • Các chiến lược Digital Marketing thì thay đổi theo thời gian và sản phẩm. Còn chiến lược xây dựng Digital Branding phải nhất quán để có được lòng tin của khách hàng.

Dù có sự khác nhau, nhưng nếu không có tiếp thị kỹ thuật số, việc xây dựng thương hiệu sẽ là cuộc đấu tranh khó khăn cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu không có thương hiệu kỹ thuật số, tiếp thị kỹ thuật số sẽ không bền vững.

9 yếu tố cấu thành Digital Branding thành công

1. Logo

Logo là hình ảnh duy nhất mà khách hàng nên liên tưởng đầu tiên và quan trọng nhất đến thương hiệu của bạn. Hãy nghĩ đến Coca Cola thì bạn nhớ loại nước giải khát mang font chữ cổ điển. Hay một trái táo khuyết là biểu tượng của Apple.

Logo phải phù hợp với tính cách và giá trị của doanh nghiệp, ngành và đối tượng mục tiêu của bạn. Thiết kế logo của bạn không cần quá hào nhàng, chỉ cần đủ để lại ấn tượng trong khách hàng. Quá phức tạp sẽ gây khó khăn khi khách hàng đang tiếp xúc với quá nhiều logo của các thương hiệu khác. Một ví dụ về BMW, chúng ta đều nhìn ra thương hiệu của BMW, và dễ dàng vẽ lại nó.

Logo của thương hiệu xe BMW nổi tiếng
Logo của thương hiệu xe BMW nổi tiếng

Bước đều để xác định thương hiệu của bạn, hãy chọn lựa cho nó một hình ảnh thương hiệu và một tính cách phù hợp, hiện đại hay cổ điển? Hài hước và nghiêm túc?

Hãy xem các logo của đối thủ, để định hình bạn nên làm gì để khác biệt hơn. Và đừng quên màu sắc của logo phải phù hợp với thương hiệu, nổi bật là tốt, nhưng phù hợp với giá trị doanh nghiệp trước đã.

Logo là những bước đầu tiên trên con đường trở thành một Digital Branding mạnh. Hãy đảm bảo rằng, logo của bạn phải được thiết kế trên mọi chất liệu thương hiệu như: tiêu đề thư, danh thiếp, quảng cáo và các yếu tố trực quan khác. Cũng như, kích thước của nó phải phù hợp để sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram,...

2. Website

Website là nơi bạn để bạn trưng bày sản phẩm, buôn bán, cung cấp thông tin về doanh nghiệp của mình trên môi trường kỹ thuật số. Nếu bạn muốn trở thành một Digital Branding mạnh không thể bỏ qua yếu tố này.

Khi khách hàng muốn biết vị trí của doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp hoặc thông tin liên hệ. Họ sẽ lên google và tìm thông tin đó trên trang web của bạn.

Một website đơn giản và dễ điều hướng sẽ hiệu quả hơn cho khách hàng. Hãy duy trì tính nhất quán của thương hiệu bằng cách phối màu phù hợp với logo, cũng như tên thương hiệu và các chi tiết thiết yếu của bạn nổi bật bằng phông chữ đậm, dễ đọc.

Những nội dung trên trang web phải truyền tải được nội dung hữu ích cho khách hàng, và nói lên thông điệp thương hiệu của doanh nghiệp. Những nội dung này không được đi chệch khỏi giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp.

Website của công ty Sony Electronics Việt Nam
Website của công ty Sony Electronics Việt Nam

Sony có nhiều sản phẩm khác nhau và bất kỳ người nào truy cập trang web đều phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm một sản phẩm cụ thể từ hàng nghìn sản phẩm. Để giải quyết vấn đề này, Sony đã thiết kế trang web với menu xuất hiện tại cú click chuột, sẽ hiện lên những đề mục giúp ích cho người dùng điều hướng thông tin.

3. Thông điệp thương hiệu

Walmart: Save money. Live better.

Subway: Eat fresh.  

Coca-cola: open happiness

Nike: just do it.

Thông điệp của các thương hiệu nổi tiếng
Thông điệp của các thương hiệu nổi tiếng

Thông điệp thương hiệu là lời tuyên bố của thương hiệu, mô tả những gì doanh nghiệp bạn đang làm và những gì khiến doanh nghiệp của bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Nếu tôi đang mở một cửa hàng hoa với loại hoa hồng nhập khẩu đẹp nhất khu vực thì bạn nên đề cập đến nó trong thông điệp của mình. Thông điệp của bạn phải phản ánh những gì doanh nghiệp bạn làm và tin tưởng, đồng thời nói ngắn gọn được nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Một thông điệp thương hiệu tốt cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của bạn làm gì?
  • Doanh nghiệp của bạn đại diện cho cái gì?
  • Lý do gì khiến khách hàng chọn bạn?

Song, thông điệp của bạn phải phù hợp với doanh nghiệp và các dịch vụ bạn cung cấp. Chẳng hạn như khi bán quần áo, bạn hãy giữ mọi thứ vui tươi và thời trang. Hay Arby’s giữ cho hình ảnh thương hiệu nhẹ nhàng, vui tươi và phù hợp với văn hóa đại chúng trên Twitter.

Tweet trên Twitter của Arby’s
Tweet trên Twitter của Arby’s

Thông điệp của của bạn sẽ giống nhau ở mọi nơi, ở mọi nền tảng nào bạn xuất hiện, có thể trên google, facebook hay instagram và nhiều hơi khác nữa.

tweet ngày quốc tế chó fedex
tweet ngày quốc tế chó fedex

Ví dụ: trên #InternationalDogDay FedEx đã đăng một bức ảnh chụp những người vận chuyển thư chụp cùng những chú chó con, một cách vui tươi để thu hút sự chú ý trên internet trong khi lật tẩy trò chơi của người đưa thư và chú chó. 

Hơn nữa, thông điệp của bạn cũng phải khác nhau tùy theo nền tảng. Twitter là tất cả về phản hồi trong thời gian thực đối với các sự kiện hiện tại, vì vậy, bạn sẽ thấy một trang Twitter thương hiệu thành công sẽ phản ứng tốt với các sự kiện quan trọng.

4. SEO

SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) đảm bảo thương hiệu và các dịch vụ của bạn dễ dàng được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm, một trong những con đường mà khách hàng tìm kiếm dịch vụ của bạn. Hiện nay, SEO đã trở thành công cụ marketing vô cùng quan trọng trong thương hiệu kỹ thuật số đối với các doanh nghiệp. 

Bạn có thể tham khảo những mẹo sau để những bài viết của doanh nghiệp có vị trí hiển thị cao hơn:

  • Đảm bảo rằng mỗi trang web có thể được truy cập bằng một liên kết từ một trang có thể tìm thấy khác.
  • Bạn đáp ứng nhu cầu của người đọc, không phải cho công cụ tìm kiếm.
  • Xem xét điều gì làm cho trang web của bạn hữu ích và hấp dẫn hơn đối thủ khác.
  • Làm cho trang web của bạn nổi bật so với phần còn lại bằng cách cung cấp thông tin hữu ích nhiều hơn đến khách hàng.
  • Liên tục theo dõi trang web của bạn để tìm các liên kết bị hỏng.
  • Nghiên cứu từ khóa - Xây dựng nội dung - Xây dựng hệ thống link dẫn - Giám sát hiệu quả SEO.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
  • Đưa từ khóa vào tiêu đề
  • Chèn liên kết nội bộ và nhận liên kết bên ngoài vào bài viết
  • Đảm bảo các mô tả meta có liên quan cho mỗi trang.
  • ….

5. Mạng xã hội

Ngày nay, từ trẻ sơ sinh đến người già, hay cả con thú cưng đáng yêu, mọi người đều đã có sự hiện diện của họ trên nền tảng mạng xã hội. Doanh nghiệp cũng vậy, bạn phải đảm bảo rằng thương hiệu của mình phải hiện diện trên ở mọi nền nơi khách hàng có thể có mặt.

Một điểm đáng lưu ý, hình ảnh, video và nội dung phải được tùy chỉnh theo loại nền tảng truyền thông xã hội. Chẳng hạn như Facebook là những nội dung mang tính cung cấp, cũng như định hướng thông tin, trong khi Instagram thiên về hình ảnh thì Facebook lại có sự kết hợp của tất cả. Còn Twitter đang tập trung vào các xu hướng và tin tức cập nhật xung quanh chúng ta.

Nguồn: Báo Cáo Việt Nam DIGITAL 2021 do We Are Social và Hootsuite thống kê
Nguồn: Báo Cáo Việt Nam DIGITAL 2021 do We Are Social và Hootsuite thống kê

Việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng phổ biến và mọi người đang dành nhiều thời gian để online hơn bao giờ hết, khách hàng có thể lưu trữ kỷ niệm, tìm kiếm thông tin và cập nhật những xu hướng mới,...

Các công cụ như Hootsuite sẽ giúp hợp lý hóa các nền tảng khác nhau và theo dõi mức độ tương tác. Google Analytics sẽ hiển thị các trang cụ thể đang thúc đẩy hành động của khách hàng và những trang nào đang bị tụt hậu.

6. Email marketing

Với tất cả các công cụ hào nhoáng hiện có để tiếp thị thương hiệu của bạn bằng kỹ thuật số, bạn có thể dễ dàng quên đi phương thức email truyền thống. Mặc dù rằng, gửi thư trực tuyến là một cách dễ dàng để tiếp cận khách hàng, đặc biệt là những người không sử dụng mạng xã hội.

Tại một quốc gia như Ấn Độ, vẫn có một bộ phận lớn những người thậm chí không tham gia mạng xã hội. Do đó, email marketing là cách tốt nhất có thể để phục vụ họ.

Các nhà báo ở Kashmir biểu tình phản đối đóng cửa Internet (ảnh Farooq Khan/​EPA)
Các nhà báo ở Kashmir biểu tình phản đối đóng cửa Internet (ảnh Farooq Khan/​EPA)

Xây dựng danh sách email đầy đủ các “khách hàng tiềm năng” có khả năng được chuyển đổi thành khách hàng truy cập website và sử dụng dịch vụ và tiếp thị họ.

Nhưng trước khi thực hiện email marketing, bạn cần trả lời những câu hỏi như:

  • Bạn đang muốn tăng cường tương tác?
  • Bạn muốn giữ gìn những mối quan hệ hiện có?
  • Bạn đang muốn thông báo một sản phẩm mới của công ty?
  • Bạn đang truyền tải thông điệp gì, với ai?

Một điều bạn nên chú ý, hãy lập lịch gửi email hàng loạt một cách cẩn thận. Nếu không cẩn thận, khi doanh nghiệp bạn gửi quá nhiều mail sẽ bị xếp vào thư mục “Thư Rác” hoặc Spam. 

7. Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến là sử dụng sức mạnh của web để tiếp thị sản phẩm của bạn. 

Khi chúng ta nói về quảng cáo, thì 9 trên 10 đang đề cập đến quảng cáo trực tuyến. Quảng cáo trực tuyến đã được chứng minh là cực kỳ hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho cả doanh nghiệp quy mô nhỏ và lớn. Khoảng 95% doanh thu của google được tạo ra từ quảng cáo trực tuyến, một con số đáng kể.

Quảng cáo của thương hiệu Pepsi
Quảng cáo của thương hiệu Pepsi

Có nhiều cách để quảng cáo trực tuyến hiệu quả hơn, ví dụ như:

  • Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google
  • Quảng cáo hiển thị hình ảnh
  • Quảng cáo trên mạng xã hội.
  • Quảng cáo trên các thiết bị di động.
  • Quảng cáo Remarketing.

Có nhiều lợi thế khác nhau của quảng cáo trực tuyến như hiệu quả về chi phí, nhắm mục tiêu đến khách hàng tiềm năng, tốc độ và phạm vi phủ sóng.

8. Content marketing

Content marketing là một cách để kích thích sự quan tâm đến thương hiệu và khiến người tiêu dùng hào hứng với sản phẩm và thông điệp.

Tiếp thị nội dung thành công sẽ kích thích sự quan tâm đến thương hiệu của bạn và khiến khách hàng hào hứng với sản phẩm và thông điệp của bạn.

Chiến dịch “Share a Coke” mang đến cho mọi người yêu thích Coca-Cola cơ hội cá nhân hóa thức uống của họ.
Chiến dịch “Share a Coke” mang đến cho mọi người yêu thích Coca-Cola cơ hội cá nhân hóa thức uống của họ.

Chiến dịch “Share a Coke” mang đến cho mọi người yêu thích Coca-Cola cơ hội cá nhân hóa thức uống của họ. Chiến lược tiếp thị trực tuyến này giúp thương hiệu không chỉ thể hiện giá trị của sản phẩm mà còn cho thấy sản phẩm có thể mang thương hiệu đến gần mọi người hơn.

Nó giúp xây dựng lòng tin giữa thương hiệu và người dùng, đồng thời thiết lập được các mối quan hệ lâu dài và hiệu quả.

Trong khi digital marketing giới thiệu cho khách hàng thương hiệu của bạn, content marketing thành công sẽ tạo được một lượng lớn khách hàng trung thành cho thương hiệu.

9. Influencer marketing

Influencer là một hình thức tiếp thị sử dụng những người có lượt theo dõi trên mạng xã hội lớn để quảng bá thương hiệu của bạn.

Thay vì thương hiệu tự mình đi kiếm khách hàng tiềm năng, thì các influencer sẽ làm việc đó, bởi họ đã xây dựng được thị trường ngách cho riêng mình. ROSÉ, một được thần tượng được ủng hộ mạnh mẽ nhất trong âm nhạc và thời trang, sẽ ra mắt vai trò mới trong chiến dịch quảng bá kỹ thuật số Tiffany HardWear năm 2021.

Tiffany và đại sứ thương hiệu Rosé
Tiffany và đại sứ thương hiệu Rosé (BLACKPINK)

Đảm bảo rằng, những influencer bạn chọn phải phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Bởi vì influencer là con người và doanh nghiệp không thể kiểm soát họ được mọi lúc mọi nơi, nếu họ bày tỏ những quan điểm không phù hợp với thương hiệu, điều này sẽ đem lại ảnh hưởng xấu cho cả hai bên.

Hãy lựa chọn thật cẩn thận, thậm chí bạn cũng nên xác định những cách nói để truyền tải về thông điệp của mình.

Lợi ích nào từ Digital Branding?

1. Tăng trải nghiệm khách hàng

Ngày nay người tiêu dùng sử dụng các thông tin từ mạng xã hội để hỗ trợ quyết định mua hàng của họ, việc thiết lập một thương hiệu kỹ thuật số mạnh mẽ sẽ tăng khả năng thu hút khách hàng, chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng và tăng nhận thức về thương hiệu của bạn.

Thương hiệu kỹ thuật số nâng cao tần suất xuất hiện của mình trên các nền tảng mạng xã hội, đó là là bước đệm tốt để bạn phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mình.

2. Đa kênh

Có một thương hiệu kỹ thuật số mạnh cho phép các doanh nghiệp trải rộng trên các nền tảng trực tuyến khác nhau.

Có thể quảng bá thương hiệu của bạn trên nhiều nền tảng khác nhau là một lợi ích lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì nó truyền tải thông điệp của bạn đến nhiều khách hàng khác nhau, nhưng được cá nhân hóa cho từng đối tượng.

Thực tế đơn giản là trong thế giới tiếp thị kỹ thuật số ngày nay, bạn không thể tiếp cận tất cả mọi người chỉ bằng một kênh.

Mọi người trải rộng khắp nơi trên Internet, và bạn sẽ tự giới hạn bản thân và hạn chế nhận thức về thương hiệu của mình nếu chỉ tập trung vào một kênh.

Với Digital Branding, phạm vi tiếp cận sẽ hiệu quả hơn bằng cách truyền bá thông điệp của bạn trên toàn bộ bối cảnh kỹ thuật số.

Đây có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng nó cũng là một cơ hội lớn.

 3. Tương tác

Digital Branding cho phép khách hàng của bạn tham gia và tạo ra trải nghiệm khách hàng độc đáo.

Một số cách mà thương hiệu kỹ thuật số cho phép các công ty tương tác với khách hàng của họ bao gồm tung ra quảng cáo có thể nhấp trên các trang web nhất định hoặc tạo ảnh GIF để giới thiệu các tính năng tốt nhất của công ty bạn.

4. Kết nối tốt hơn

Tạo Digital Branding giúp bạn kết nối với đối tượng mục tiêu của mình dễ dàng hơn nhiều.

Ngoài ra, nhiều nền tảng kỹ thuật số được thiết kế đơn giản để tăng mức độ kết nối. Phương tiện truyền thông xã hội là điều hiển nhiên, nhưng thương hiệu kỹ thuật số cho bạn nhiều cách hơn để chia sẻ thông điệp thương hiệu của mình trực tuyến đến khách hàng. Cũng như, nó cho phép phản hồi và tương tác trực tiếp với khách hàng của bạn.

Chúng thường phù hợp hơn so với tiếp thị truyền thống để duy trì mối quan hệ với khách hàng của bạn.

5. Sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Trong thời đại ngày nay, sự cạnh tranh khốc liệt trong hầu hết các lĩnh vực và có một thứ gì đó khiến bạn khác biệt với phần còn lại sẽ đảm bảo vị trí của bạn trên thị trường sau này.

Digital Branding thực hiện điều đó bằng cách tập hợp tất cả các điểm mạnh và thành công của doanh nghiệp bạn.

Nó sẽ giúp tạo ấn tượng và phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh. Bằng cách tiếp tục đi đầu trong bối cảnh kỹ thuật số, bạn có thể dẫn đầu đối thủ và tiếp cận khách hàng mục tiêu theo những cách mới.

Lời kết

Branding (tạm dịch là Xây dựng thương hiệu) là quá trình sáng tạo, chiến lược để truyền tải thông điệp đến cho khách hàng tiềm năng và đi sâu vào tâm trí của họ.

Digital Branding là cách bạn thiết kế và xây dựng thương hiệu của mình trong không gian kỹ thuật số thông qua website, ứng dụng, phương tiện truyền thông xã hội, video và hơn thế nữa.

Dù có sự khác nhau, nhưng nếu không có tiếp thị kỹ thuật số, việc xây dựng thương hiệu sẽ là cuộc đấu tranh khó khăn cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu không có thương hiệu kỹ thuật số, tiếp thị kỹ thuật số sẽ không bền vững.

9 yếu tố cấu thành Digital Branding thành công: Logo, Website, Thông điệp thương hiệu, SEO, Mạng xã hội, Email Marketing, Quảng cáo trực tuyến, Content Marketing, Influencer Marketing.

Lợi ích của Digital Branding: Tăng trải nghiệm khách hàng, Đa kênh, Tương tác, Kết nối tốt hơn, Sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.


Chia sẻ nếu bạn thấy hay:

Bài viết cùng chủ đề

Thị trường hôm nay

5 vấn đề lưu ý khi tạo tính nhất quán thương hiệu

Nguyễn Khánh Trung

16/10/202112 phút đọc

Thị trường hôm nay

Đốt 50 triệu USD, Lee Kun Hee phát triển Samsung thành Đế chế hùng mạnh

Nguyễn Khánh Trung

26/09/202110 phút đọc

Thị trường hôm nay

Phúc Long chuẩn bị khai trương cửa hàng đầu tiên tại Mỹ

Nguyễn Khánh Trung

26/09/20216 phút đọc

Khám phá toàn bộ nội dung

Cùng Brand Doctor khám phá kiến thức