Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá thương hiệu để định vị được vị trí của mình trên thị trường hiện nay. Có thể nói sự phát triển của thương hiệu đi đôi cùng với sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp, thương hiệu tốt mang lại giá trị dài hạn cho bất kì doanh nghiệp nào giúp họ có được sức mạnh và sức bền trong cuộc đua tồn tại đầy khắc nghiệt.
Thế nhưng, liệu các doanh nghiệp đã thực sự có những đánh giá chuẩn xác đối với thương hiệu của họ hay chưa? Và liệu rằng một đánh giá thương hiệu chính xác, khách quan sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Brand Doctor tìm thấy câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Đánh giá thương hiệu là gì?
Đánh giá thương hiệu là dựa trên một phương pháp và quy trình thực hiện nhất định, từ đó giúp đo lường hoạt động của thương hiệu trên một thang điểm cụ thể. Việc làm này giúp các doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết hơn về các hoạt động của thương hiệu từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện và tăng cường cho các giá trị bền vững dài hạn của doanh nghiệp.
2. Tầm quan trọng của đánh giá thương hiệu.
Việc hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu cũng như đánh giá đúng sức mạnh thương hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp có những quyết định sáng suốt để phát triển tài sản thương hiệu cách hiệu quả nhất nhằm tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ cũng như tạo được lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Theo Báo cáo của Brand Finance về Tài sản vô hình và Giá trị thương hiệu cho biết: “Thương hiệu ước tính chiếm 50-70% tổng giá trị tài sản vô hình trong một doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh được dẫn dắt bởi thương hiệu”. Tức là khi một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ có hoạt động vượt trội, tăng trưởng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận, làm bàn đạp để doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Đánh giá thương hiệu còn giúp doanh nghiệp định vị được vị trí của mình trong bản đồ thị phần cũng như so với các đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường hiện nay.
3. Quy trình đánh giá thương hiệu chuẩn xác cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm tới sức mạnh của thương hiệu và tìm kiếm các phương pháp để đo lường và đánh giá thương hiệu một cách liên tục. Dưới đây là một số cách thường được sử dụng:
3.1. Thực hiện các khảo sát và phỏng vấn người tiêu dùng.
Doanh nghiệp thực hiện các cuộc khảo sát với người tiêu dùng thông qua các phương thức như khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi giấy ngay tại các địa điểm có lưu lượng truy cập cao như trung tâm thương mại,... phỏng vấn khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại.
Phương pháp này tương đối dễ thực hiện và quản lý, giúp doanh nghiệp nhận được phản hồi từ chính những người đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ để thu thập được dữ liệu mang tính sâu rộng và linh hoạt. Tuy nhiên, một điểm trừ lớn về phương pháp này là độ chính xác không cao vì trong các cuộc khảo sát và phỏng vấn mọi người thường có xu hướng nói dối.
Điều này có thể do họ không muốn chia sẻ thông tin cá nhân hay muốn chính mình có hình ảnh tốt đẹp khiến dữ liệu không đúng thực tế. Thêm vào đó, khi doanh nghiệp thực hiện phương pháp này thường tốn nhiều thời gian và nhân lực.
3.2. Thu thập phản hồi và ý kiến của khách hàng từ các trang mạng xã hội.
Việc bùng nổ công nghệ thông tin cùng sự xuất hiện nhanh chóng của các trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram, Tiktok,...) khiến cho doanh nghiệp tiếp cận được nhanh chóng với lượng lớn người dùng trên đó. Từ đó có thể dễ dàng thực hiện các cuộc khảo sát với chi phí thấp và không mất nhiều thời gian.
Song hạn chế của phương pháp này đến từ việc không tiếp cận được chính xác những khách hàng đã sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, vì trong số họ có những người chưa từng biết hay đã dùng sản phẩm, dịch vụ. Dẫn đến các dữ liệu không có độ chính xác cao.
3.3. Doanh nghiệp sử dụng Big Data.
Một điều tuyệt vời mà thời đại công nghệ mang đến cho chúng ta đặc biệt là các doanh nghiệp đó chính là Big Data. Nó đem đến cho các doanh nghiệp một bộ dữ liệu lớn về người dùng với các bộ mẫu lớn, thu thập thông tin không qua cơ chế lọc nào và do đó phần nào đó nó thường tiết lộ sự thật. Tuy nhiên, Big Data vẫn có điểm hạn chế đó là nó dễ dàng thay đổi, thiếu các bộ “dữ liệu nhỏ” từ đó không đánh giá được một cách cụ thể, chi tiết và chính xác những thông tin cần thiết mà doanh nghiệp cần.
Tựu chung lại, các phương pháp này dù phổ biến, dễ thực hiện và quản lý nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế như chưa đánh giá được một cách tổng quan về hoạt động thương hiệu tác động như thế nào đến cả bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp, với đối tác, khách hàng cũng như với đối thủ đồng thời các chiến lược thương hiệu được xây dựng và thực thi liệu đã hiệu quả hay chưa?
Do đó, chỉ số sức mạnh thương hiệu (Strength Branding Index - SBI) của Brand Doctor ra đời như một giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp đánh giá được sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp một cách khách quan và cụ thể.
4. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng chỉ số sức mạnh thương hiệu (SBI)?
Khảo sát chỉ số sức mạnh thương hiệu (SBI) của Brand Doctor là phương pháp đánh giá thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được toàn bộ thương hiệu thông qua các yếu tố bên ngoài và bên trong của tổ chức, định lượng chuẩn xác giá trị thương hiệu của tổ chức đồng thời đào sâu những tác động liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu dựa trên quy trình thực hiện riêng.
Do đó từ những đánh giá định lượng này sẽ giúp doanh nghiệp có thể thực hiện những giải pháp thương hiệu chính xác và tối ưu hóa hiệu quả ở mức cao nhất.
Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ thực hiện khảo sát được gửi đến, kế đó được Brand Doctor đánh giá SBI dựa trên câu trả lời từ phía doanh nghiệp cùng với quan sát thực tế. Doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả đánh giá SBI với thang điểm quy đổi cụ thể cho biết sức mạnh thương hiệu hiện tại của họ.
Phần kết
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì thương hiệu đóng vai trò ngày càng quan trọng giúp nâng cao hoạt động thương mại của doanh nghiệp đồng thời giúp các doanh nghiệp đứng vững trước các đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế, đánh giá thương hiệu là việc làm quan trọng và cần thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình xây dựng thương hiệu bền vững.
Xem thêm: Cách kết nối thương hiệu của bạn với khách hàng toàn cầu.
Chia sẻ nếu bạn thấy hay: