Trước khi tìm hiểu về Chỉ số Sức mạnh Thương hiệu, bạn hãy nhìn vào bức ảnh sau:
Bạn nhìn thấy, những con số.
Không tốn thời gian để hiểu, không cần dịch thuật.
Vô cùng bình thường, một cách vô vị.
Đó chỉ là sự thật hiển nhiên.
Nhưng tôi ở đây, bạn ở đây, không phải để nói những điều đó.
Bởi chúng không đơn thuần là những con số, chúng là thước đo của Chỉ số SBI - điều tuyệt vời nhất cho thương hiệu của bạn.
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu không chỉ đơn thuần là tên gọi, một khẩu hiệu hay một biểu tượng. Thương hiệu là tất cả những gì được doanh nghiệp đó khơi gợi và truyền tải hiện lên trong tâm trí khách hàng, là tổng thể cảm nhận của khách hàng đối với doanh nghiệp trong mọi khía cạnh (chất lượng sản phẩm, giao hàng, chính sách khách hàng, chính sách bảo hành,...)
Cho nên nói, thương hiệu là tài sản vô hình vô cùng to lớn của doanh nghiệp.
Tại sao thương hiệu lại quan trọng đến như vậy?
- Thương hiệu giúp khách hàng nhận diện được sản phẩm trong thị trường khổng lồ hiện tại. Hiện tại mỗi một ngày tại Việt Nam có mấy trăm doanh nghiệp mới được thành lập, các doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mạnh mới có thể tồn tại và phát triển.
- Tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, từ đó sẽ chiếm được ưu thế và thành công vượt trội.
- Tạo dựng được sự tín nhiệm của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi tung ra sản phẩm mới.
- Các thương hiệu có tên tuổi hoặc biết cách đánh bóng mình thì cũng có giá cao hơn các đối thủ cùng loại sản phẩm trên thị trường chứng khoáng.
- Thương hiệu là đòn bẩy có thể thu hút được nhân tài tham gia doanh nghiệp, giữ chân họ để có thể ngày càng phát triển doanh nghiệp hơn nữa.
- Thương hiệu là hướng phát triển bền vững: So bề với một doanh nghiệp có lợi thế công nghệ dễ thay đổi, thì một thương hiệu vững chắc sẽ chiếm được nhiều ưu thế hơn.
Kịch bản nào cho các doanh nghiệp, khi thương hiệu đã không được quan tâm?
Có một thực trạng đáng buồn đối với tất cả chúng ta. Đó là hàng triệu doanh nghiệp Việt đã từ bỏ cái gốc kinh doanh cốt lõi của chính mình. Dường như họ đã quên mất lý do “tại sao mình xuất hiện” cũng như giá trị cốt lõi, sứ mệnh doanh nghiệp của mình trong bàn cờ kinh doanh hiện nay.
Giờ đây, “lợi nhuận” và “doanh thu” đã nghiễm nhiên trở thành đích đến để các doanh nghiệp lao đầu theo đó. Họ chạy theo tất cả các xu hướng, quên mất cái gốc lõi của bản thân để có thể gia tăng được “lợi nhuận” và “doanh thu” một cách mù quáng.
Thật đáng buồn.
Và, cái kết của điều đó là vô số doanh nghiệp lớn nhỏ bị phá sản chỉ sau vài tháng “tồn tại”, tất cả họ biến mất. Cả cái tên của doanh nghiệp cũng sẽ bị người khác sử dụng nếu tòa án tuyên bố phá sản hay chính doanh nghiệp đó đã quyết định giải thể.
Đây không phải một kịch bản đáng buồn cho tất cả chúng ta sao?
Đã từ rất lâu, việc trường tồn được trong thị trường kinh doanh sinh tử hiện tại luôn là đề bài nan giải cho các doanh nghiệp. Theo Brand Doctor, để có đủ sức mạnh và đủ vững vàng với mong muốn có thể bước qua giai đoạn nền kinh tế biến động này thì các doanh nghiệp cần phải có các nhân tố cơ bản sau:
1. Một tầm nhìn chiến lược:
Tầm nhìn chiến lược là khả năng nhìn xa vào tương lai của các nhà quản trị, từ đó đưa ra được những định hướng lâu dài cho tương lai của doanh nghiệp dựa trên những dự báo về sự biến động của môi trường kinh doanh.
Các doanh nghiệp có một tầm nhìn chiến lược sẽ có thể phác họa được những hình dung về tương lai, vẽ ra được bức tranh toàn cảnh trong thời gian sắp tới. Cũng như định hướng được “nơi mà doanh nghiệp sẽ đi đến”, nơi vừa thể hiện được hệ tư tưởng cốt lõi, tạo nên một sự đồng tâm mạnh mẽ giúp tổ chức vượt qua khó khăn và kiểm soát được ngành nghề kinh doanh của mình.
Vai trò của tầm nhìn chiến lược được xem như là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, bởi vì khi hoạt động kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đối mặt với những khó khăn và thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài. Đây chính là ngọn hải đăng soi sáng và chỉ dẫn lối đi cho tất cả chúng ta.
2. Giá trị khác biệt (P.O.D – Point of Difference):
Các thương hiệu luôn luôn duy trì sự thích hợp của mình với khách hàng. Đồng thời phải luôn xác định rõ sự khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Và, tập trung khai thác những điều này đến với công chúng.
Điểm khác biệt là chìa khóa duy nhất để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường gay gắt hiện nay. Thử hỏi làm sao có thể tồn tại được khi mỗi ngày đều có hàng trăm doanh nghiệp mới xuất hiện, theo thống kê tại Việt Nam, mỗi ngày có 400 doanh nghiệp mới thành lập. Cách duy nhất để khách hàng có thể phân biệt được là thương hiệu, cũng như giá trị thật sự thương hiệu bạn mang lại.
Thế giới di động là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, họ đã rất thành công trong việc tạo ra sự khác biệt trong mắt khách hàng. Doanh nghiệp này luôn đặt lợi ích của khách hàng làm mục tiêu hàng đầu, mặc dù thời điểm đó quản trị trải nghiệm khách hàng ở Việt Nam ít được áp dụng nhưng Thế giới di động đã tiên phong trong việc làm điều đó. Bước đi đó đã tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế kinh doanh và thành công trong thị trường.
Như vậy, tìm ra được P.O.D của doanh nghiệp chính là “canh bạc” trong “chiến trường sinh tử” của thời đại. Hãy nhớ rằng, khách hàng không chỉ mua sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu bạn, họ còn mua cả những cảm xúc mà thương hiệu bạn mang đến.
“Khi nhìn vào một thương hiệu mạnh, bạn nhìn thấy một lời hứa.”
– Jim Mullen
Dự đoán được nỗi lo của các doanh nghiệp, Brand Doctor đã dành hơn 10 năm để phát triển giải pháp cho các doanh nghiệp thông qua chỉ số SBI - Chỉ số Sức mạnh Thương hiệu. Đến với SBI, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp xác định được tầm nhìn chiến lược sắp tới cũng như đánh thức sự khác biệt của các doanh nghiệp.
Sử dụng SBI để xây dựng một tầm nhìn chiến lược và tạo dựng giá trị khác biệt P.O.D
Chỉ số SBI là gì?
Bạn đã nghe qua về SBI - Strength Brand Index lần nào chưa?
Chỉ số SBI là kết quả được những Brand Doctor đã dành hơn 10 năm để phát triển thông qua nghiên cứu thực tế trên gần 3.000 doanh nghiệp Việt, kết hợp với các chỉ số đánh giá Thương hiệu tiên tiến của hai đất nước Mỹ và Canada. Chỉ số SBI còn được gọi là Chỉ số Sức mạnh Thương hiệu.
Đến với chỉ số SBI, chúng tôi không nhìn bằng mắt thường một cách chủ quan, phiến diện. Brand Doctor luôn có những công cụ dựa trên cơ sở khoa học tiên tiến đã được chứng minh để đánh giá, khám bệnh thương hiệu một cách chính xác nhất qua những thang đo giá trị, định hình, định lượng và định tính thương hiệu.
Từ những kết quả thu thập được, những Brand Doctor sẽ đưa ra được chỉ số SBI của thương hiệu, tiếp theo đó là quá trình “chẩn đoán”, “kê toa” rồi “bốc thuốc” cho thương hiệu của các doanh nghiệp.
1. Sử dụng SBI để định vị chiến lược
Thông thường, các doanh nghiệp có thể tập hợp tất cả ban quản lý, nhân viên và cổ đông cùng nhau bàn bạc và đưa ra ý kiến. Bởi tầm nhìn quan hệ trực tiếp đến các hoạt động về sau của doanh nghiệp nên càng nhiều ý kiến từ các cấp sẽ tạo được sự liên kết chặt chẽ hơn.
Sau đó đưa cho nhóm chịu trách nhiệm thu hồi lại các ý kiến, từ đó đối chiếu với tầm nhìn dự thảo của lãnh đạo. Tiếp theo là chỉnh sửa và công bố bản cuối cùng cho toàn thể mọi người. Có thể để mọi người được một lần chỉnh sửa nữa để hoàn thiện hơn.
Truyền tải được tầm nhìn của doanh nghiệp đến mọi người đóng vai trò quan trọng, đó chính là một ngọn hải đăng soi sáng cho doanh nghiệp trong những bước đi vào tương lai.
Nhưng đến với chỉ số SBI, Brand Doctor sẽ căn cứ theo chỉ số Sức mạnh Thương hiệu đã tính toán được, có được cái nhìn toàn diện về tình hình của doanh nghiệp để đưa ra những định hướng chuẩn xác giúp Thương hiệu của doanh nghiệp có “sức đề kháng” và phát triển vững vàng hơn trong tình hình hiện tại và tương lai.
Không phụ thuộc vào sự định tính, SBI định lượng chuẩn xác Sức mạnh thương hiệu để từ đó khám bệnh và chăm sóc cho thương hiệu.
2. Sử dụng SBI để tạo sự khác biệt
Để có được giá trị khác biệt cho thương hiệu cần 2 yếu tố chính: ngừng bắt chước và hiểu rõ chính mình, hiểu khách hàng và hiểu đối thủ.
Ngừng bắt chước:
Trong xã hội đã quá tải thông tin hiện nay, việc bắt chước có thể đem đến lợi nhuận nhanh chóng nhưng không thể dài lâu, hoặc chăng nó là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp mới nổi vài tháng đã giải thể.
Hãy ngừng bắt chước để có thể sáng tạo, từ đó tìm được những giá trị riêng biệt của bản thân. Chỉ có không ngừng sáng tạo, chúng ta mới không bị lẫn lộn giữa hàng trăm ngàn doanh nghiệp Việt.
Hiểu rõ chính mình, hiểu khách hàng và hiểu đối thủ:
Hãy hiểu chính mình, hiểu doanh nghiệp mình từ lý do nó được tạo ra, cho đến việc bạn đã xây dựng nó như thế nào và cách bạn đã làm từ lúc ban đầu cho đến ngày nay. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể xây dựng được thương hiệu và có tầm nhìn phù hợp với hiện trạng doanh nghiệp.
Hiểu được chính mình, sau đó hãy hiểu khách hàng của mình đang cần gì, đáp ứng họ với chất lượng tốt nhất bạn có. Từ đó gia tăng tổng giá trị cảm nhận của khách hàng. Khách hàng quan tâm đến vấn đề, nhu cầu của họ hơn là sản phẩm của bạn.
Và, tuyệt đối không được ngủ quên trong chiến thắng, hãy luôn phòng bị dù đang "thuận buồm xuôi gió", để có thể ứng biến với sự nhạy cảm của nền kinh tế thị trường.
Vì sao SBI vượt trội hơn những công cụ khác?
Dù cho nó không hề có suy nghĩ, cũng không hề đưa ra bất cứ động thái nào. Nhưng, nó quan trọng.
Dù là mong muốn có được một thương hiệu khỏe mạnh hay khao khát được chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh thương hiệu thì việc giữ cho thương hiệu một sức khỏe tốt có ý nghĩa hết sức to lớn.
Nhất là trong tình hình cạnh tranh hiện nay.
“Một sản phẩm có thể lỗi thời nhanh chóng, nhưng một thương hiệu thành công sống mãi với thời gian”
- Stephen King
Thực tế cho thấy, chúng ta có hàng tá những câu hỏi vì sao đang ngổn ngang chất đống. Đó là những thắc mắc mà các doanh nghiệp mỗi ngày đều phải đối mặt, có thể kể đến như:
- Vì sao doanh nghiệp mãi không có bứt phá trong doanh thu?
- Vì sao doanh nghiệp hụt hơi trong cuộc đua cạnh tranh?
- Vì sao doanh nghiệp chỉ có thể đi cùng với người sáng lập?
- Vì sao doanh nghiệp cần sức mạnh thương hiệu?
- Vì sao có con số 60,000 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong nửa đầu năm 2021?
Song, cũng phải thừa nhận rằng, không phải tất cả các doanh nghiệp đều rơi vào hoàn cảnh đó.
Tại sao Coca Cola vẫn tồn tại hơn 100 năm qua, thương hiệu nước ngọt có gas vẫn đứng sừng sững và phát triển qua suốt những thế hệ tiếp nối nhau. Vậy chỉ số Sức mạnh Thương hiệu của họ là bao nhiêu? Vì sao họ làm được như vậy, cũng như họ đã làm như thế nào?
Trong khi đó, chúng ta phải đối diện với một sự thật rằng: Không có bất cứ doanh nghiệp nào ở Việt Nam có thể tồn tại quá 50 năm.
Liệu sự khác biệt, điểm nào giữa những thương hiệu hàng đầu trên thế giới và chúng ta? Liệu bạn có từng suy nghĩ rằng khát vọng mang thương hiệu của chính mình vươn tầm thế giới trở thành một đế chế sừng sỏ, hùng mạnh như Coca Cola hay Samsung quá xa vời không?
Hoặc đơn giản hơn, bạn đã tìm ra được sự khác biệt của chính mình chưa?
Với 10 năm nghiên cứu và phát triển Chỉ số Sức mạnh Thương hiệu, đồng thời thông qua các dự án “chuỗi giải pháp 5 bước”, Brand Doctor đã giúp nhiều doanh nghiệp thành công trong con đường xây dựng, phát triển thương hiệu không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn trên thế giới.
Đồng hành cùng chúng tôi, chỉ có những thương hiệu khỏe mới có thể đem lại giá trị thật!
“Tôi mong muốn mở ra một hệ sinh thái các thương hiệu khoẻ. Đưa các doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ, giàu bản sắc và trường tồn trên thị trường quốc tế.”
- Chủ tịch Hội đồng quản trị. Nguyễn Khánh Trung
Sau khi đến với SBI, quý doanh nghiệp sẽ nhận được gì?
Khi tham gia chỉ số SBI, doanh nghiệp sẽ được tư vấn và đề xuất một lộ trình giải pháp “chăm sóc sức mạnh thương hiệu” toàn diện.
Kiểm tra “cơ thể” doanh nghiệp từ các yếu tố tác động bên ngoài cho đến các yếu tố nội tại tổ chức
Dựa vào hoạt động phân tích 4 yếu tố tác động bên ngoài thị trường và 9 yếu tố nội tại tổ chức, chúng tôi cũng sẽ rà soát các hoạt động, quy trình, quy định, kết quả hoạt động… tại thời điểm hiện tại của doanh nghiệp.
Sau khi đã khảo sát sơ bộ các vấn đề và đưa ra những định hướng ban đầu, Brand Doctor sẽ thực hiện phân tích và thăm dò chức năng đối với thương hiệu.
Cuối cùng là đánh giá chi tiết tình hình sức khỏe theo thước đo từ 1 đến 7 theo Chỉ số Sức mạnh Thương hiệu.
Chúng tôi sẽ lên phương án cho việc chăm sóc thương hiệu một cách hiệu quả và phù hợp nhất. Từ đó tư vấn và triển khai chiến lược tiếp thị và chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho thương hiệu.
Hơn thế nữa, Brand Doctor còn có chương trình đào tạo Bác sĩ Thương hiệu 7 sao, thông tin chi tiết tại Brand Doctor Academy.
Không nhìn qua tổng thể, chúng tôi nhìn tổ chức qua lăng kính thương hiệu
Tham gia đánh giá SBI, chúng tôi sẽ không đánh giá tổng thể quy trình hay cách vận hành của từng bộ phận trong doanh nghiệp bạn, mà tập trung vào những tác động liên quan đến thương hiệu cùng những yếu tố xung quanh đó.
Bạn sẽ có đáp án để giải quyết tận gốc bài toán “trường tồn” trong bàn cờ kinh doanh
Để có thể trường tồn và phát triển, chúng tôi sẽ giúp khách hàng hiểu rõ thương hiệu của doanh nghiệp mình bằng cách đưa cho họ đáp án của những câu hỏi sau:
- Tầm quan trọng của thương hiệu là gì?
- Thương hiệu doanh nghiệp bạn mang đến những giá trị gì cho khách hàng?
- Bạn muốn doanh nghiệp của bạn tồn tại trong bao lâu?
- Thương hiệu doanh nghiệp bạn có thật sự khỏe mạnh?
- Liệu doanh nghiệp của bạn có đang gặp phải vấn đề gì hay có dấu hiệu gì bất ổn?
- Làm thế nào để biết được tình hình sức khoẻ thương hiệu doanh nghiệp bạn?
- Nếu thật sự thương hiệu doanh nghiệp bạn đang không được khoẻ thì sẽ gây ra hệ luỵ gì?
- Có cách nào để phòng bệnh hay chữa khỏi bệnh cho thương hiệu doanh nghiệp bạn hay không?
Trong thời buổi hiện nay, thương hiệu không đơn thuần chỉ là một biểu tượng hay một khẩu hiệu, nó là sự cảm nhận, khả năng nhận biết và lời hứa được doanh nghiệp khơi gợi lên. Cho nên, việc đánh giá chỉ số sức mạnh thương hiệu vô cùng cần thiết để có thể đi đường dài trên thương trường.
Định lượng chuẩn xác giá trị thương hiệu của tổ chức
Không dựa trên các khung đánh giá định tính hay phỏng đoán, các Brand Doctor dùng những phương pháp khoa học hiện đại để giúp bạn “chẩn bệnh”, “kê toa”, và “bốc thuốc” cho thương hiệu của mình, từ đó sức mạnh thương hiệu sẽ chạy theo thước đo từ 1 đến 7 của SBI.
Được xây dựng dựa trên khung đánh giá định lượng, chỉ số SBI giúp lượng hóa chính xác tài sản thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó đội ngũ Bác sĩ thương hiệu đã, đang và sẽ giúp các doanh nghiệp cởi bỏ lớp da cũ để thay đổi lớn mạnh hơn với màu sắc thương hiệu mới, các giá trị vô hình và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ phát triển theo đó một cách đáng kinh ngạc.
Lời kết
Hơn 11 năm kinh nghiệm trong ngành, Brand Doctor là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam chuyên cung cấp giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thương hiệu. Với tôn chỉ “Chỉ thương thật mới mang lại giá trị thật”, chúng tôi tự tin là điểm tựa vàng cho mọi doanh nghiệp gửi gắm niềm tin về thương hiệu từ ý tưởng - phát triển đến trường tồn.
Thương hiệu cũng giống như một “thực thể sống”, chúng ta cần phải chăm sóc kỹ lưỡng từ lúc mới hình thành cho đến khi phát triển. Chỉ số SBI - Chỉ số Sức mạnh Thương hiệu, là sự lựa chọn không ngoan nhất cho các doanh nghiệp.
Hãy cùng chúng tôi tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của bạn!
Hãy tham gia khảo sát SBI ngay hôm nay để tìm thấy con đường đúng đắn đến với sự trường tồn của chính doanh nghiệp tại đây: https://bit.ly/3iIVqGC
Đặc biệt, khi đăng ký khảo sát SBI, Quý doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhận được…. VOUCHER KHÓA ĐÀO TẠO CHUYÊN BIỆT DÀNH CHO DOANH NGHIỆP, “ĐIỂM KHÁC BIỆT P.O.D - ĐÁP ÁN CHO BÀI TOÁN TRƯỜNG TỒN”.
Nếu Quý doanh nghiệp vẫn còn điều thắc mắc, có thể bình luận bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi.
Facebook: Brand Doctor Group
Xem thêm về cách xây dựng một thương hiệu mạnh:
Thương hiệu mạnh là gì? 5 cách để xây dựng thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp
Chia sẻ nếu bạn thấy hay: