Hiện nay, có rất nhiều thông tin về việc do dịch Covid-19 mà giá nông sản Việt Nam giảm mạnh. Thậm chí có nhiều người trồng cà chua bỏ cà chua rụng đầy ruộng hay cho cá ăn bởi vì 3kg cà chua chỉ bán được… 1000 đồng. Thông tin về việc giá nông sản giảm mạnh, lời kêu gọi giải cứu nông sản xuất hiện ở khắp nơi. Ngoài ra, từ trước tới nay câu chuyện “được mùa mất giá” lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Vậy liệu có thể cứ mãi kêu gọi giải cứu nông sản hay không? Và đâu là lời giải cho bài toán này?
Thực tế cho thấy nông sản Việt Nam hiện tại đạt được cấp độ sản phẩm thứ 1 (sản phẩm cốt lõi) và cấp độ sản phẩm thứ 2 (sản phẩm cơ bản). Nông sản Việt Nam đang được bán để khách hàng mua để ăn và số nông sản này được xếp vào bao, thùng để vận chuyển. Chính vì vậy, hiện tại nông sản Việt Nam vẫn được bán với giá khá thấp và để tăng giá này lên đòi hỏi nông sản phải bước đến những cấp độ cao hơn. Nông sản cần phải có được sự kỳ vọng từ khách hàng và phải có các giá trị cộng thêm. Brand Doctor cho rằng để làm được điều ấy đòi hỏi phải tăng các giá trị sáng tạo cho thương hiệu.
Cần phải tìm được sự khác biệt cho nông sản Việt Nam, gia tăng giá trị cho thương hiệu nông sản. Từ đó, người ta không chỉ mua nông sản để ăn mà còn là để thưởng thức và cảm thấy tự hào. Để làm được điều này đòi hỏi phải có những người phù hợp, có kiến thức chuyên môn cao để xây dựng được chiến lược phát triển toàn diện ngay từ đầu. Thương hiệu nông sản cần phải được chú trọng vì chính thương hiệu sẽ khiến cho giá trị nông sản gia tăng.
Không thể nói rằng thương hiệu sẽ đảm bảo an toàn cho nông sản mỗi khi thị trường biến động do các nguyên nhân khác nhau. Nhưng nó sẽ góp phần giảm bớt rủi ro và giúp đỡ phục hồi sau các biến động ấy. Cần phải có cái nhìn mới cho nông sản Việt Nam bởi vì nông sản Việt Nam xứng đáng được ngưỡng mộ chứ không phải là đợi để được giải cứu.
Chia sẻ nếu bạn thấy hay: